Trang chủ
Chuyên Thiết kế - Thi công - Bán lẻ nội thất - Show room trưng bày rộng 3000 m2

DANH MỤC SẢN PHẨM

Giỏ hàng Giỏ hàng(0)
  1. Trang chủ
  2. Tư vấn
  3. 10+ loại trái cây bàn thờ gia tiên thu hút tiền tài, vận may

10+ loại trái cây bàn thờ gia tiên thu hút tiền tài, vận may

Ngày đăng: 14:23 14-12-2023 bởi CEO Minh Khôi

Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 thất Minh Khôi từng bừng khuyến mãi

Từ xưa đến nay, yếu tố tâm linh đã là một phần văn hóa gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Chính vì thế, có nhiều loại trái cây bàn thờ gia tiên được xem là một nét đặc trưng đi sâu vào tiềm thức của người con đất Việt bởi chính những loại trái cây ấy sẽ mang lại vận may, thu hút tiền tài và sự sung túc cho gia đình khi được đặt trên bàn thờ gia tiên. Nội Thất Minh Khôi xin tổng hợp lại 10 + loại trái cây trên bàn thờ gia tiên thu hút tiền tài, vận may trong nội dung dưới đây.

10+ loại trái cây bàn thờ gia tiên thường được sử dụng nhiều

Trái cây đóng vai trò quan trọng thể hiện sự viên mãn và đủ đầy của cuộc sống, được xem như kết quả cuối cùng của công sức và lao động chân chính của con người trong việc chăm sóc cây cối. Nó trở thành biểu tượng của lời cầu nguyện và hy vọng của con người trong phong thủy, đặc biệt khi được dùng để dâng lên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ các thần linh như ông Địa và Thần Tài. Các loại trái cây bàn thờ gia tiên thường được phân loại dựa vào đặc điểm của chúng liên quan đến tuổi thọ, sự giàu có, thịnh vượng và sự phát triển.

>>> Xem thêm: 

10 + loại trái cây trên bàn thờ gia tiên được sử dụng nhiều
10 + loại trái cây trên bàn thờ gia tiên được sử dụng nhiều

BƯỞI

Bưởi có hình dáng tròn trĩnh và màu màu xanh tươi sáng tượng trưng cho sự tươi mới sung túc là một trong những loại trái cây bàn thờ gia tiên phổ biến.Trái bưởi được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và tài lộc trong văn hóa Việt Nam. Đặt trái bưởi lên bàn thờ gia tiên có thể hiện sự mong muốn của gia đình cho một cuộc sống giàu có và phát triển. Bưởi đã tồn tại trong văn hóa Việt Nam từ lâu đời và đã được sử dụng trong các nghi lễ và lễ hội truyền thống, duy trì sử dụng bưởi trên bàn thờ gia tiên có thể coi là một sự kết hợp giữa truyền thống và tôn giáo.

Trong tiếng Hán, từ "bưởi" có cách phát âm giống với từ "con trai". Do đó, người ta chọn bưởi làm trái cây bàn thờ gia tiên để nhận lộc vào cho con cái. Ngày Tết, truyền thống của người Việt thường là đặt trái bưởi lên một nải chuối xanh tượng trưng cho sự đem lại phúc lộc, với hy vọng rằng an khang và thịnh vượng sẽ đến với gia đình. Ngày nay, quả bưởi còn được tạo nhiều hình dáng khác nhau như hình hoa sen dâng Phật, hình hồ lô chưng tết hay quả bưởi chạm khắc chữ “tài”;“lộc”... 

Trái bưởi
Trái bưởi

LỰU

Lựu là trái cây bàn thờ gia tiên có màu đỏ rực rỡ và hình dáng đầy đặn nên được chọn làm trái cây cúng bàn thờ, ngay từ xa xưa màu đỏ luôn gắn liền với sự may mắn của văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Sắc đỏ  của lựu đem đến cho gia chủ vượng khí ngút trời, phồn vinh thịnh vượng và tài lộc cung hỷ.

Ý nghĩa của quả lựu không chỉ riêng ở màu sắc mà lựu còn nằm ở số lượng hạt lựu bên trong. Lựu có khả năng sinh sản nhiều hạt, nở rộ và lúc nào hạt lựu cũng đầy ắp mỗi quả. Điều này gợi cho chúng ta sự sung túc, thịnh vượng và phát triển trong công việc cũng như lẫn ngoài đời sống.

Ngoài ra, lựu còn là một phương thuốc dành cho sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng đối với những người cao tuổi. Do đó, chọn lựu làm trái cây bàn thờ gia tiên cũng có thể xem là một cách để cầu nguyện cho sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Trái lựu
Trái lựu

TRÁI CÂY CÚNG BÀN THỜ GIA TIÊN - XOÀI

Trái xoài cùng là một loại trái cây bàn thờ gia tiên được nhiều người chưng. Xoài được xem là một biểu tượng của sự thịnh vượng và tài lộc trong văn hóa Việt Nam, đặt trái xoài lên bàn thờ gia tiên thể hiện sự mong muốn của gia đình cho một cuộc sống giàu có và phát triển.

Người miền Nam hay đọc tên quả “xoài” thành “xài”, có ý nghĩa là tiều xài không thiếu thốn có cuộc sống no đủ, giàu sang. Quà xoài được chưng cùng các 4 loại quà khác thể hiện mong muốn của gia chủ trong các dịp lễ Tết “cầu, dừa, đủ, xài, xung”. Ngoài ra, theo quan niệm dân gia trái xoài thường có hình dáng tròn và to, màu vàng óng ánh khi chính tượng trưng cho sự thăng tiến công việc và hòa hợp trong quan hệ gia đình. 

Trái xoài
Trái xoài

CAM

Trái cam thường có màu sắc tươi sáng và hương thơm đặc trưng, tượng trưng cho sự tươi mới và sự tinh khiết. Việc đặt trái cam lên bàn thờ với vai trò trái cây bàn thờ gia tiên có thể thể hiện sự tôn vinh đối với sự tinh khiết và lòng thành của gia đình.

Quả cam có nhiều múi tượng trưng cho sự hòa hợp và thống nhất trong gia đình.thể thể hiện sự kết nối với tổ tiên và truyền thống gia đình. Do đó, cam là loại trái cây bàn thờ gia tiên được nhiều gia đình quan tâm lựa chọn.

Trái Cam
Trái Cam

NHO

Trái nho thường được nhóm lại trong các chùm tượng trưng cho sự hòa hợp và thống nhất trong gia đình. Nho là trái cây bàn thờ gia tiên phổ biến  trong các dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán thể hiện lòng biết ơn gia đình, tôn vinh tình thần đoàn kết, sự kết nối với tổ tiên và truyền thống gia đình.

Trái nho có hình dáng tròn đầy mọng nước, màu sắc tươi sáng cùng hương vị ngọt ngào tượng trưng cho sự nhiệt huyết, tròn đầy và hoàn hảo trong cuộc sống gia đình do đó quả nho cũng là một trong những loại trái cây được các gia đình chọn bày mâm quả cưới.

Trái nho
Trái nho

CHUỐI

Theo phong thủy, trái chuối thường được xem là biểu tượng của sự "thu hút" và có khả năng thu hút tài lộc và may mắn vào cuộc sống. Chính vì vậy, trái chuối thường được sử dụng làm trái cây bàn thờ tổ tiên cúng nhằm thu hút tiền tài và sự thịnh vượng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Quả chuối là một loại quả rất quen thuộc và quan trọng trong các mâm ngũ quả ở cả ba miền Bắc, Trung, và Nam Việt Nam. Quả chuối thường được đặt ở vị trí dưới cùng của mâm ngũ quả, và nó thường được coi là như một bàn tay nâng đỡ, mang ý nghĩa đủ đầy và tình thần đoàn kết của gia đình.

Tuy nhiên, cũng có quy định trong phong thủy rằng trái chuối không nên mang đi thắp hương tảo mộ hoặc đặt trong tháng cô hồn. Lý do là việc này có thể được hiểu là "chào đón" các vị linh hồn không mời mà tới, gây ra sự phiền toái hoặc xâm phạm đối với các linh hồn đã qua đời. Do đó, để tránh xui xẻo và tôn trọng tín ngưỡng, trái chuối thường không nên được đặt trong những ngữ cảnh như vậy.

Trái chuối
Trái chuối

ĐÀO - TƯỢNG TRƯNG SỰ TRƯỜNG THỌ

Theo phong thủy, quả đào được kết hợp với tượng Phúc - Lộc - Thọ sẽ mang đến những điều tốt lành cho gia chủ, có ý nghĩa trường thọ, may mắn và tài lộc. Quả đào cũng được sử dụng làm trái cây bàn thờ gia tiên trong các nghi thức tôn giáo của người Việt Nam,  mang ý nghĩa cầu cho tất cả các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, tránh được bệnh tật và tai ương.

Quan niệm dân gian cho rằng quả đào mang ý nghĩa sâu sắc như biểu tượng của tuổi xuân, vì chỉ mùa xuân, đào mới ra hoa, kết quả. Mùa xuân được cho là thời điểm đầy hy vọng, sự nảy nở, sự sống động và sự phát triển. Do đó, quả đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài gia đình vui vẻ hạnh phúc.

Trái đào
Trái đào

TÁO

Trong tiếng Trung Quốc, từ "táo" có phát âm gần giống với chữ "hòa bình". Vì vậy, quả táo thường được xem là biểu tượng của sự an yên và hòa hợp trong gia đình. Trong văn hóa Trung Quốc, quả táo màu đỏ được ưa chuộng nhất vì mang ý nghĩa tích cực, thường liên quan đến tình yêu, may mắn, và tốt lành. Quả táo còn được chọn để làm trái cây bàn thờ gia tiên trong các lễ cưới hỏi góp phần làm cho ngày cưới đẹp hơn trong văn hóa của người của người miền Bắc bày tỏ ước mong mang lại sự hạnh phúc ấm êm cho đôi trẻ.

Ngoài ra, quả táo màu xanh và vàng cũng được sử dụng làm trái cây bàn thờ gia tiên  rộng rãi, dựa trên thuộc tính màu sắc cụ thể của chúng và ý nghĩa tương ứng.

Trái táo
Trái táo

DƯA

Dưa hấu là một loại trái cây mang theo nhiều ý nghĩa tượng trưng và tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền. Người xưa thường tin rằng màu sắc của quả dưa hấu trong ngày Tết thể hiện một phần sự hưng thịnh và tài lộc của gia đình trong năm mới, và nó được coi là một loại quẻ bói đầu năm cho mọi nhà.

Dưa hấu được sử dụng làm trái cây bàn thờ gia tiên đầu năm được được chọn lựa tỉ mỉ dựa trên các đặc điểm  như vỏ ngoài xanh mướt, ruột màu đỏ tươi, mọng nước và ngọt lịm. Những đặc điểm này được coi là dấu hiệu của một năm mới tuyệt vời và đầy may mắn. Ngược lại, những quả dưa hấu không may mắn thường có ruột đã úa màu, không đặc, màu sắc không đỏ, ít nước và không ngọt. Vì vậy, việc lựa chọn quả dưa hấu vào ngày Tết được coi là một phần quan trọng trong chuẩn bị cho ngày lễ, và nó thể hiện sự chăm sóc và tôn trọng đối với truyền thống và niềm tin của người Việt.

10+ loại trái cây bàn thờ gia tiên thu hút tiền tài, vận may
Trái dưa

DỨA

Theo quan niệm trong phong thủy, quả dứa được xem là biểu tượng của sự may mắn và giàu có. Quả dứa có mùi thơm dịu nhẹ, thanh tao, vì vậy rất phù hợp để làm trái cây bàn thờ gia tiên tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc và cảnh gia đình phát đạt. 

Màu vàng của quả dứa thường được liên kết với màu của tiền bạc, tài lộc và sự giàu có. Điều này làm cho quả dứa trở thành một biểu tượng phù hợp để thể hiện lòng tôn trọng và lời nguyện cầu cho cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc. Vì vậy, quả dứa thường được ưa chuộng và sử dụng để cúng lễ trong các nghi lễ tôn vinh và cầu nguyện.

Trái Thơm
Trái Dứa

ĐU ĐỦ

Đúng với tên gọi của nó, trong những ngày đầu năm quả đu đủ thể hiện  mong muốn của người Việt Nam về sự đầy đủ và thịnh vượng trong cuộc sống, không chỉ trong khía cạnh kinh tế mà còn trong tình cảm và mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này thể hiện lòng tin vào một tương lai tốt lành và mong muốn cho mọi điều tốt đẹp đến với gia đình và người thân trong năm mới.  Quả đu đủ được chưng mang ý nghĩa: 

  • Quả đu đủ thể hiện mong muốn năm mới sẽ đủ đầy, không thiếu thốn trong mọi việc.
  • Tên gọi của quả đu đủ cũng thể hiện phần nghĩa ứng với mong cầu "đủ" của mọi gia đình như: đủ tiền, đủ sức khỏe, đủ may mắn.
  • Quả đu đủ cũng được chọn vì màu sắc của nó, với vỏ sáng bóng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc.
Trái đu đủ
Trái đu đủ

MÃNG CẦU

Mãng cầu, hay còn được gọi là mãng cầu xiêm, là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Trong tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, quả mãng cầu mang theo ý nghĩa của sự may mắn và tài lộc. Người ta cầu chúc để mọi việc diễn ra thuận lợi như ý, kinh doanh suôn sẻ, và sức khỏe dồi dào. Vì vậy, ở miền Nam, quả mãng cầu thường xuất hiện trên mâm ngũ quả gia tiên trong dịp xuân về để thể hiện lòng tôn kính và lòng hiếu thảo đối với tổ tiên và ông bà.

Câu nói "cầu vừa đủ xài sung" thể hiện mong muốn về sự sung túc và đủ đầy trong cuộc sống. Do đó, trên mâm ngũ quả thường có đủ 5 loại trái cây: mãng cầu, đu đủ, xoài, dừa, và sung, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc đầy đủ trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Trái mãng cầu
Trái mãng cầu

Quy tắc chưng trái cây trên bàn thờ

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành'' là quan niệm được lưu truyền của người Việt từ bao đời. Chưng trái cây trên bàn thờ gia tiên được xem nét văn hoá tốt đẹp cần được duy trì và lưu trữ.

Quy tắc chung

Trong việc trưng bày trái cây cúng bàn thờ, có một số quy tắc và nguyên tắc quan trọng để tuân theo trong văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản:

  • Số lượng trái cây: Thông thường, số lượng trái cây được trưng bày trên bàn thờ gia tiên thường là số lẻ, như 1, 3, 5, 7, hoặc 9. Số lẻ thường được xem là may mắn và mang lại sự cân bằng và hài hòa.
  • Vị trí đặt trái cây: Trái cây thường được đặt ở phía trước và dưới cùng của bàn thờ, thể hiện vai trò của chúng như một nền tảng, một bàn tay nâng đỡ cho các vị thần và tổ tiên.
  • Mâm quả và bình hoa: Mâm quả và bình hoa thường được sắp xếp đẹp mắt và hài hòa trên bàn thờ. Bình hoa thường đặt hướng về phía Đông (bên trái), trong khi mâm quả thường đặt hướng về phía Tây (bên phải). Ngoài ra, chú ý cắm hoa cần trau chuốt tỉ mỉ tránh tình trạng bình hoa lởm chởm, dễ rơi khỏi bình.
  • Chọn loại trái cây: Trái cây được chọn để trưng bày thường mang theo ý nghĩa tốt lành, thịnh vượng, và tài lộc. Các loại trái cây phổ biến bao gồm mãng cầu, dứa, đu đủ, xoài, dừa, và sung.
  • Lòng biết ơn và tôn trọng: Trong quá trình trưng bày trái cây, gia chủ thường diễn ra các nghi lễ và cầu nguyện để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh.
  • Dâng giấy tiền vàng hoặc tiền thật: để mâm trái cây dâng lên tổ tiên đẹp nên để giấy tiền vàng hoặc tiền thật vào dĩa giúp mâm quả ả trông đầy đặn và có phúc khí hơn.
  • Sự tươi mát và sạch sẽ: Bảo quản trái cây trưng bày phải tươi mát, không thối rữa hoặc có dấu hiệu hỏng hóc. Khi mua trái cây cần lựa chọn tỉ mỉ, còn đối với mua trái cây trực tuyến gia chủ nên tìm hiểu những cửa hàng uy tín đảm bảo chất lượng. Điều này thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm đối với lễ nghi.

Tóm lại, việc bày trái cây cúng bàn thờ là một phần quan trọng trong văn hóa tôn giáo của người Việt Nam, có những nguyên tắc chọn trái cây bàn thờ gia tiên cụ thể để tuân theo để tạo ra một không gian thiêng liêng và tôn trọng trong các nghi lễ và cầu nguyện.

Quy tắc từng vùng miền

Ngoài những quy tắc chung được chúng tôi đề cập bên trên, tại mỗi vùng miền ở Việt Nam cũng có những quy tắc riêng biệt và cách trưng bày trái cây bàn thờ gia tiên được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Miền Bắc

Theo truyền thống, người dân miền Bắc thường trình bày hoa và trái cây trên bàn thờ theo nguyên tắc của Thuyết Ngũ Hành, một trong những hệ thống tư duy truyền thống của phong thủy. Mâm ngũ quả phải bao gồm 5 loại trái cây, mỗi loại tượng trưng cho một trong 5 yếu tố mệnh:

  • Màu trắng: Tượng trưng cho mệnh Kim.
  • Màu xanh lục: Tượng trưng cho mệnh Mộc.
  • Màu đen: Tượng trưng cho mệnh Thuỷ.
  • Màu đỏ: Tượng trưng cho mệnh Hoả.
  • Màu nâu: Tượng trưng cho mệnh Thổ.

Dựa vào màu sắc và ý nghĩa của từng loại trái cây, người miền Bắc có thể dễ dàng chọn các loại quả phù hợp để trưng bày mâm ngũ quả đẹp trên bàn thờ. Các loại quả có thể bao gồm chuối, đào, nho, táo, cam, bưởi, nhãn, dưa hấu, phật thủ, và nhiều loại khác tùy thuộc vào quyết định của gia đình. Cách bày trí này không chỉ tuân theo quy luật vũ trụ và tâm linh mà còn tạo ra một bàn thờ gia tiên đẹp mắt và hài hòa theo mắt người tham dự nghi lễ. Điều này thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên và các nguyên tố tự nhiên, đồng thời tạo ra không gian thiêng liêng và hòa hợp cho các hoạt động tôn giáo và lễ nghi.

Quy tắc miền Bắc
Quy tắc miền Bắc

Quy tắc miền Trung

Mảnh đất miền Trung thường phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt và nhiều thiên tai như bão, hạn hán. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng và khả năng trồng trọt các loại trái cây trong khu vực. Do đó, người miền Trung thường không đặt nặng việc lựa chọn trái cây bàn thờ gia tiên bày mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên một cách phô trương như các khu vực khác nhưng vẫn đảm bảo sự đầy đủ và tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.

Người dân thường ưu tiên việc sử dụng những loại trái cây có sẵn trong vườn nhà hoặc hoa quả đang trong mùa để làm trái cây bàn thờ gia tiên bày trí mâm ngũ quả trong các dịp quan trọng. Họ quan niệm rằng hình thức bên ngoài của mâm ngũ quả có thể không quan trọng bằng tấm lòng thành kính và lòng biết ơn đối với các bậc tiền bối và tổ tiên. Những loại trái cây thường thấy trong mâm quả của người dân miền Trung như: chuối,dưa hấu, mãng cầu, cam. hạnh,... 

Quy tắc miền Trung
Quy tắc miền Trung

Quy tắc miền Nam

Người miền Nam thường được mô tả là có tính cách phóng khoáng và hào sảng. Đối với họ, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên những loại trái cây tươi ngon và đắt tiền thể hiện sự giàu có phú quý. Người miền Nam cũng tuân theo một nguyên tắc gọi là "Cầu – Dừa – Đủ – Xài – Sung," mang ý nghĩa "Cầu xin đủ để sử dụng sung túc." Theo câu nói này, mâm ngũ quả thường bao gồm những loại trái cây đặc trưng mà mùa nào cũng có, bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Điều này thể hiện sự biết ơn và tôn trọng đối với các loại trái cây phổ biến và sẵn có quanh năm, và đồng thời thể hiện sự mong muốn có đủ tài lộc để sử dụng một cách sung túc.

Đặc biệt, theo quan niệm của người miền Nam thường tránh thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm trong tiếng Việt mang ý nghĩa không tốt như: "chuối" có cách phát âm giống với từ "chúi nhủi" có nghĩa là "làm ăn không phất lên được", “lê" trong tiếng Việt có thể có cách phát âm giống với từ "lê lết," có nghĩa là "đổ bể" hoặc "dễ thất bại", cả cam và quýt cũng tránh vì trong tiếng Việt, "quýt" trong câu " quýt làm cam chịu," ám chỉ sự không may mắn.

Quy tắc miền Nam
Quy tắc miền Nam

Kết luận

Bên cạnh những loại trái cây bàn thờ gia tiên được Nội Thất Minh Khôi đề cập, gia chủ có thể thay đổi linh hoạt tùy theo đặc trưng của gia đình và tập quán vùng miền. Trước khi, dâng lên tổ tiên bất kỳ loại quả nào các gia đình nên nghiên cứu và chọn lựa tỉ mỉ nhằm tạo nên ý nghĩa lễ cúng gia tiên giúp mang lại tiền tài, vận may cho quý gia đạo. Ngoài ra, mỗi nơi sẽ có cách trang trí mâm quả trên bàn thờ riêng biệt, điều quan trọng là tất cả đều thể hiện sự thành tâm và lòng biết ơn của gia chủ đối với tổ tiên và thần linh. Hy vọng rằng qua bài viết 10 + loại trái cây trên bàn thờ gia tiên thu hút tiền tài, vận may Nội Thất Minh Khôi đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn khi trang trí bàn thờ, đặc biệt là trong những dịp lễ tết.

Hình ảnh CEO Nguyễn Minh Khôi

CEO Minh Khôi

Nguyễn Minh Khôi – CEO và kiến trúc sư tại Nội thất Minh Khôi.

Tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nội thất. Tôi rất hân hạnh chia sẻ những kiến thức hữu ích mà tôi đã đúc kết được trong quá trình làm việc, mong muốn mang đến cho Anh/Chị những thông tin, tips và kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất mà tôi đã trải qua. Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp ích cho Anh/Chị trong quá trình kiến tạo không gian sống cho ngôi nhà của mình.

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Báo Vnexpress.net Báo Dân Trí Báo 24h.com.vn CafeF CafeBiz Báo Zing New Báo phụ nữ Eva